Phát huy hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong thực hiện nhiệm vụ

16 lượt xem - Đăng vào
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2021-2024 trên địa bàn thành phố tại Đại học Duy Tân. Ảnh: TRỌNG HUY

Phát huy hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong thực hiện nhiệm vụ

.

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2024 trên địa bàn thành phố đạt được những kết quả tích cực, tạo nền tảng quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững các mục tiêu tăng trưởng.

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2021-2024 trên địa bàn thành phố tại Đại học Duy Tân. Ảnh: TRỌNG HUY
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, giai đoạn 2021-2024 trên địa bàn thành phố tại Đại học Duy Tân. Ảnh: TRỌNG HUY

Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Lê Phú Nguyện, thành phố ban hành nhiều quyết sách quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), bao gồm các quy định về đào tạo, bồi dưỡng, các chương trình, đề án tạo nguồn cán bộ và đặc biệt là chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao. Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực được tổ chức đồng bộ, với nhiều cách làm mới, huy động nhiều nguồn lực. Đến nay, thành phố cơ bản đạt mục tiêu về chuẩn hóa, nâng cao trình độ, tính chuyên nghiệp và năng lực hội nhập của đội ngũ CBCCVC; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ qua từng giai đoạn, góp phần quan trọng vào thành tựu xây dựng và phát triển thành phố thời gian qua.

Các giải pháp triển khai tập trung vào công tác tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu, vị trí việc làm, thực hiện chế độ, chính sách, đánh giá, khen thưởng kỷ luật. Đặc biệt, thành phố chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, từ việc xây dựng, phê duyệt chỉ tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (bồi dưỡng ngắn hạn, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao) và thực hiện cơ chế, chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nguồn nhân lực.

Báo cáo của UBND thành phố cho biết, tính đến cuối năm 2024, trong tổng số CBCCVC thuộc UBND thành phố (bao gồm công chức, viên chức phường, xã), số người trình độ trên đại học (13,7%), người có trình độ đại học (73,9%) và người có trình độ dưới đại học (12,4%). Đối với nguồn nhân lực trong các tổ chức, loại hình doanh nghiệp, đến cuối năm 2024,  tỷ lệ qua đào tạo đạt 71,5%.

Giai đoạn 2021 – 2024, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh đào tạo trình độ sơ cấp cho 378 học viên là lao động nông thôn, lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên địa bàn thành phố. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt hơn 80% thông qua các hình thức như tìm được việc làm tại doanh nghiệp, tự tạo được việc làm, được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, tận dụng thời gian nông nhàn để làm thêm các công việc khác để tăng thu nhập… Từ đó, đã góp phần quan trọng phát triển nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.

Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc Đại học Đà Nẵng, giai đoạn 2021-2024, đội ngũ cán bộ, viên chức của trường tăng cả về số lượng và chất lượng. Đến cuối năm 2024, Đại học Đà Nẵng có 2.566 cán bộ, viên chức, trong đó 1.621 giảng viên (63,2%). Trình độ chuyên môn gồm 8 giáo sư, 134 phó giáo sư, 792 tiến sĩ và 1.074 thạc sĩ. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên đạt 48,24%, cao hơn mức bình quân cả nước (33%). Một số trường thành viên có tỷ lệ tiến sĩ cao như Đại học Bách khoa (67,43%) và Đại học Sư phạm (63%).

Công tác đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao trình độ giảng viên, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường. Đội ngũ giảng viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, tạo ra nhiều công trình có giá trị ứng dụng, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Tại Đại học Duy Tân, đến cuối năm 2024, đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 1.121 người, trong đó có 8 giáo sư, 57 phó giáo sư, 275 tiến sĩ và 666 thạc sĩ. Trường tuân thủ nghiêm các quy định của Nhà nước về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao chất lượng nhân lực tại Đà Nẵng.

TRỌNG HUY

;
;
.
.

 

Nguồn: Báo Đà Nẵng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

9 − bảy =