Sáng kiến trong giảng dạy

20 lượt xem - Đăng vào
Một tiểu phẩm về an toàn giao thông của học sinh Trường THPT Sơn Trà. Ảnh: MINH TRUNG

Sáng kiến trong giảng dạy

.

ĐNO – Thời gian qua, nhiều giáo viên ở các trường trên địa bàn thành phố đã có nhiều sáng kiến trong giảng dạy, nâng cao chất lượng giờ dạy, tạo hứng thú cho học sinh.

Một tiểu phẩm về an toàn giao thông của học sinh Trường THPT Sơn Trà. Ảnh: MINH TRUNG
Một tiểu phẩm về an toàn giao thông của học sinh Trường THPT Sơn Trà. Ảnh: MINH TRUNG

Thầy Lê Thế Toàn, giáo viên môn Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc Trường THPT Sơn Trà cho biết, môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh khá khô khan và có phương pháp giảng dạy đặc thù vì vậy, bạn đầu khi dạy, anh gặp rất nhiều khó khăn về phương pháp cũng như hình thức truyền đạt kiến thức cho học sinh.

Do vậy, anh đã lựa chọn một số giải pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh cho học sinh. Thầy cùng các cộng sự đã Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào bài: Ma túy, tác hại của ma túy nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về pháp luật phòng chống ma túy.

“Thực tế cho thấy, khi học sinh chưa có những hiểu biết đầy đủ về ma túy sẽ dẫn đến tình trạng chung đó là thiếu ý thức đề phòng, nhất là với những loại ma túy mới xuất hiện gần đây như: cỏ Mỹ, bóng cười… Phần lớn học sinh không có nhiều kỹ năng xử lý những tình huống có nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, nên dễ trở thành nạn nhân của ma túy. Vì vậy, chúng tôi luôn băn khoăn, trăn trở tìm ra các phương pháp giáo dục áp dụng vào bài dạy một cách tối ưu nhất để tránh gây ra những phản ứng ngược, tạo nên sự tò mò đối với ma túy ở học sinh”, Thầy Lê Thế Toàn cho biết.

Thầy cùng các cộng sự đã sử dụng phương tiện, đồ dùng trực quan trong dạy học, nhằm đẩy mạnh hoạt động nhận thức của người học, giúp cho việc lĩnh hội và vận dụng các nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh một cách vững chắc

Thầy đã tổ chức học theo nhóm. Giáo viên là người tổ chức và đạo diễn, là người thiết kế các hoạt động: thành lập các nhóm, đề ra nhiệm vụ học tập cho từng nhóm và tất cả các nhóm, là người điều hành, giám sát, hướng dẫn để các nhóm tự tiến hành các hoạt động trong nhóm, là người chủ trì hoạt động thảo luận chung toàn lớp và cuối cùng giáo viên là người tổng kết, gợi ý định hướng kiến thức cho học sinh.

Dạy học theo nhóm giúp người học trở thành chủ thể tích cực của quá trình chiếm lĩnh tri thức, bằng hoạt động tự nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trong nhóm, thể hiện, rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh… học sinh chủ động, sáng tạo tiếp nhận tri thức và rèn luyện những phẩm chất quan trọng trong học tập và cuộc sống.

Để học sinh có cái nhìn trực quan và sinh động hơn về 1 số hành vi bị nghiêm cấm, hậu quả của việc không chấp hành an toàn giao thông, thầy Toàn đã định hướng cho học sinh thực hiện các tiểu phẩm tình huống ngắn liên quan đến nội dung bài học và các lỗi khi tham gia giao thông mà các em học sinh hay vi phạm (thời gian 2-3 phút).

Các nhóm diễn đạt tình huống và đưa ra các câu hỏi về cách xử lý giải quyết tình huống để các nhóm khác trong lớp trao đổi, giải quyết sau đó giáo viên sẽ nhận xét đánh giá và tổng kết lại nội dung. Có thể nói qua việc xây dựng các tình huống, chúng tôi nhận thấy lớp học trở nên sinh động, sôi nổi và hấp dẫn.

Đơn cử thầy tổ chức và hướng dẫn các em thực hiện các tiểu phẩm, tình huống mà trong đó người tham gia giao thông có các hành vi vi phạm như không đội mũ bảo hiểm, chở số người quy định, lạng lách đánh võng, nghe điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông… sau đó đưa ra các câu hỏi và cách giải quyết vấn đề. Nhờ đó, các em hiểu bài và nhớ lâu.

Để nâng cao hiệu quả việc giáo dục phẩm chất nhân ái của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố, thầy Lê Mạnh Tấn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Thoại cùng các cộng sự đã thúc đẩy việc thành lập các CLB công tác xã hội trong nhà trường, đặc biệt là các CLB tình nguyện vì cộng đồng nhằm phát huy khả năng làm chủ, thu hút học sinh tự nguyện tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

Cùng với hoạt động của các CLB, Đoàn trường tại các trường phát động các đợt cao điểm hoạt động tình nguyện vì cộng đồng cho tất cả các đơn vị trực thuộc, thu hút hàng ngàn lượt học sinh tham gia. Hơn hết, qua thời gian triển khai, đưa hoạt động tình nguyện trở thành một hoạt động trọng tâm, thường kì mà mỗi hoc đều có ý thức chủ động thực hiện trong năm học như một nhu cầu tự thân. Đồng thơi nhà trường tổ chức vinh danh, lan tỏa các tấm gương tiêu biểu thông qua sinh hoạt dưới cờ hoặc trên các trang mạng xã hội….

Thông qua các biện pháp đã góp phần giáo dục học sinh nhà trường về phẩm chất nhân ái của học sinh THPT năm 2018 như: ý thức học tập rèn luyện của học sinh ngày một nâng cao, các em học sinh đã yêu quý mọi người, quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với mọi người xung quanh, chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và các hoạt động phục vụ cộng đồng. Cảm thông, độ lượng với những hành vi, thái độ có lỗi của người khác…

Qua các hoạt động dạy học, giáo dục đạo đức cho học sinh, chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh của Trường THPT Sơn Trà, Trường THPT Nguyễn Văn Thoại và Trường THPT Hoàng Hoa Thám… cũng như nhiều trường trên địa bàn thành phố chuyển biến tích cực.

MINH TRUNG

;
;
.
.

 

Nguồn: Báo Đà Nẵng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

13 − mười hai =