Tín dụng xanh – nền tảng phát triển khu công nghiệp bền vững

0 lượt xem - Đăng vào
, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu tại hội thảo. Ảnh: CÔNG THÁI

Tín dụng xanh – nền tảng phát triển khu công nghiệp bền vững

.

ĐNO – Ngày 9-5 tại Đà Nẵng, T​hời báo Ngân hàng tổ chức hội thảo “Tín dụng xanh – Khu công nghiệp xanh” với sự tham dự của hơn 100 đại biểu, gồm đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãnh đạo địa phương, các sở ngành, chuyên gia trong và ngoài nước, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp hoạt động tại các khu công nghiệp.

, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu tại hội thảo. Ảnh: CÔNG THÁI
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu tại hội thảo. Ảnh: CÔNG THÁI

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, thời gian qua, NHNN tích cực chỉ đảo các tổ chức tín dụng (TCTD) thúc đẩy tín dụng xanh bằng cách lồng ghép nội dung ngân hàng xanh vào các chiến lược phát triển ngành, ban hành các văn bản chỉ đạo tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực ít carbon và năng lượng sạch. Đồng thời, hoàn thiện các quy định về tín dụng phù hợp với định hướng phát triển bền vững. Các TCTD cũng triển khai nhiều hoạt động đồng bộ như phát triển sản phẩm tín dụng xanh, huy động vốn qua trái phiếu xanh và tăng cường quản lý rủi ro môi trường- xã hội…

Liên quan đến vai trò của ngành ngân hàng trong thúc đẩy phát triển xanh, Phó Thống đốc cho biết, hệ thống ngân hàng đã chủ động “đi trước một bước”, triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.

“Chúng tôi xác định tín dụng xanh phải đi trước, làm nền tảng để thúc đẩy phát triển xanh, đặc biệt là khu công nghiệp (KCN) xanh. Để làm được điều đó, cần có nguồn vốn ổn định, không chỉ ngắn hạn mà cả trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp và nền kinh tế”.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú kỳ vọng các chuyên gia, doanh nghiệp, TCTD cùng nhau thảo luận, làm rõ một số vấn đề quan trọng như có bao nhiêu KCN đã và đang hướng đến tiêu chuẩn KCN xanh?. Những khó khăn, vướng mắc cụ thể là gì? Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ như thế nào từ ngành ngân hàng?

Ngoài nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp còn kỳ vọng gì ở các bộ, ngành khác?. Liệu ngành ngân hàng có cần xây dựng một cơ chế riêng cho vay đối với khu công nghiệp xanh? Các ngân hàng đang đánh giá như thế nào về lĩnh vực cho vay này?.

Thông tin cụ thể hơn, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế NHNN Việt Nam Hà Thu Giang cho biết, những năm qua, NHNN ban hành hàng loạt chính sách, văn bản hướng dẫn nhằm khuyến khích TCTD triển khai tín dụng xanh. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế để xây dựng danh mục 12 lĩnh vực xanh ưu tiên…

Ở góc độ ngân hàng, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Lê Ngọc Lâm cho biết, là một trong những định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam, với tổng dư nợ tín dụng đạt trên 2 triệu tỷ đồng, ngân hàng đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho những lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế- từ phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng đến sản xuất công nghiệp và công nghệ cao. Thực hiện cam kết phát triển bền vững, BIDV đã triển khai ba định hướng chiến lược trọng yếu: Chuyển đổi toàn diện và tinh giản quy trình; Phát triển bền vững và thực hành ESG; Đổi mới sáng tạo và xây dựng hệ sinh thái số….

Đồng thời, BIDV đã huy động 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh, 3.000 tỷ đồng trái phiếu bền vững và 5.000 tỷ đồng tiền gửi xanh. “Những kết quả này khẳng định vai trò tiên phong của BIDV trong phát triển tài chính xanh và thực hành ESG tại Việt Nam”, ông Lâm nói.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: CÔNG THÁI
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: CÔNG THÁI

Tại hội thảo, các đại biểu nhận định, để chuyển đổi thành công sang mô hình khu công nghiệp sinh thái, các doanh nghiệp cần có năng lực quản trị và dự báo tốt, đồng thời phải có nguồn lực tài chính đủ mạnh để đầu tư vào thiết bị, công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất.

Để chuyển đổi thành công sang mô hình khu công nghiệp sinh thái, TS. Đặng Quang Hải (Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng) cho rằng, các doanh nghiệp cần có năng lực quản trị và dự báo tốt, đồng thời phải có nguồn lực tài chính đủ mạnh để đầu tư vào thiết bị, công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, ngành ngân hàng, việc hiện thực hóa mục tiêu xanh cần sự phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ngành Trung ương, địa phương và các bên liên quan.

Riêng tại Đà Nẵng, địa phương đang đi đầu trong xây dựng tăng trưởng xanh, hiện có 6 KCN với tổng diện tích hơn 1.100ha. Đà Nẵng đã và đang thực hiện các bước chuyển đổi thí điểm một số KCN theo hướng sinh thái, hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 2 đến 3 KCN đạt chuẩn quốc gia về KCN sinh thái. Nhiều doanh nghiệp trong KCN chủ động cải tiến công nghệ, tối ưu quy trình vận hành, áp dụng mô hình sản xuất tuần hoàn, cộng sinh công nghiệp… nhằm giảm phát thải và sử dụng hiệu quả tài nguyên.

Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng Lê Thị Thúy Sen khẳng định, hội thảo là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt khi đây là diễn đàn đầu tiên do Thời báo Ngân hàng tổ chức trên địa bàn. Việc lựa chọn Đà Nẵng làm nơi khởi đầu không phải là ngẫu nhiên, mà xuất phát từ thực tế đây là một trong những địa phương tiêu biểu trong nỗ lực xanh hóa các khu công nghiệp.

Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi phát triển mới, trong đó “chuyển đổi xanh” là một trong ba trụ cột quan trọng. Với kinh nghiệm tiên phong, Đà Nẵng có thể trở thành hình mẫu tham khảo để các địa phương khác nghiên cứu triển khai mô hình KCN xanh phù hợp với điều kiện thực tế của mình.

Tuy nhiên, để xây dựng một KCN xanh đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn cho hạ tầng đồng bộ, năng lượng tái tạo, hệ thống xử lý chất thải tiên tiến và các giải pháp công nghệ xanh khác. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng – với vai trò là “huyết mạch” của nền kinh tế – đang tích cực thúc đẩy tín dụng xanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Với cách tiếp cận toàn diện và thực tiễn, hội thảo không chỉ góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của tín dụng xanh và KCN xanh, mà còn mở ra cơ hội kết nối, hợp tác sâu rộng hơn giữa ngân hàng và doanh nghiệp, từ đó lan tỏa giá trị phát triển bền vững đến toàn nền kinh tế.

GIA PHÚC

;
;
Tin liên quan
    .
  • Nam A Bank nhận giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh” năm 2019
.
TagsTín dụng xanhKhu công nghiệp Đà NẵngGia Phúc
.
.

 

Nguồn: Báo Đà Nẵng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2 × bốn =